Trước khi tìm hiểu về tủ điện điều khiển PLC , hãy cung HATECOVN đi đến khái niệm PLC là gì , nguyên lý hoạt động và cấu trúc của nó.
Tìm hiểu về PLC :
1. PLC là gì ??
- PLC viết tắc là Programmable Logic Controller: là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như INVT, Allen-Bradley,Omron, Honeywell...
2. Nguyên lý hoạt động của PLC
- Khi thiết bị được kích hoạt (trạng thái ON hoặc OFF do thiết bị điều khiển vật lý bên ngoài). Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp chương trình (vòng lặp) do người dùng cài đặt sẵn và chờ các tín hiệu xuất hiện ở ngõ vào và xuất ra các tín hiệu ở ngõ ra.
- Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Lập trình dể dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
+ Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản, sửa chữa.
+ Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
+ Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
+ Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi Modul mở rộng.
+ Giá cả cá thể cạnh tranh được.
3. Cấu trúc của PLC
- Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào /ra.
- Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485, …
4. Ứng dụng của PLC
- Bộ lập trình PLC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: máy in, máy đóng gói, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ giám sát trong dây chuyền sản xuất…
Tìm hiểu về tủ điện điều khiển PLC
Tủ điện điều khiển PLC là gì ??
- Tủ điện điều khiển PLC là tủ điện được lập trình phần mềm PLC để điều khiển tự động dành cho các máy công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Nhân viên vận hành, giám sát hệ thống thông qua màn hình cảm ứng.
- Tủ điện điều khiển PLC thường được sử dụng điều khiển các băng tải trong dây chuyền sản xuất như gạch men, thùng carton, sữa,…
- Tủ điện điều khiển PLC thường được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp, nhà máy công nghiệp. Tủ điều khiển sử dụng PLC được ứng dụng rất rộng rãi trong các máy công nghiệp, sử dụng để điều khiển các cơ cấu chấp hành nhằm nâng cao năng suất máy, hạn chế nhân công.
- Chất liệu: Thép CT3, thép không gỉ (inox) SUS 201, SUS304.
Công nghệ sản xuất: Cắt laser CNC Bystronic Thụy Sỹ, Chấn CNC Bystronic Thụy Sỹ, Robot hàn Daihen Nhật Bản, Sơn tĩnh điện bảo vệ.
- Các thiết bị lắp ráp tủ điện được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng như: LS, ABB, SCHNEIDER, FUJI, HYUNDAI, MITSUBISHI, SIEMEN,...
- Toàn bộ tủ điện được chế tạo tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 và các tiêu chuẩn chuyên ngành điện của Việt Nam & Quốc tế đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 60439-1:2004.